Close
Free HTML5 Bootstrap Template

About Me

Francisco Assisi. Maria
Nguyễn Yên CRM

TRUYỆN KỂ VỀ MẸ - TẬP 1                       (Trang 16)

90. Cứng quá hóa mềm

Tại Strasbourg kinh đô xứ Alsace có một giáo dân khô khan tội lỗi, không còn dấu gì là người Công giáo, mà trái lại còn làm nhiều điều chống lại Thiên Chúa cách công khai. Đến năm 1835 y bị bệnh nặng. Các bác sĩ đều bất lực trước cơn bệnh của chàng. Vợ con còn giữ đạo hoàn toàn thất vọng, họ lo buồn, và chàng còn cấm gia đình không được mời linh mục đến. Đang bối rối lo sợ thì một người hàng xóm, sau khi đọc sách về các phép lạ Đức Mẹ đã làm do ảnh phép lạ tức là ảnh Đức Mẹ Vô Nhễm nguyên tội, liền khuyên chị vợ hết lòng tin tưởng và lấy một mẫu ảnh Đức Mẹ buộc vào cổ chồng khi chàng ngủ mê, rồi hãy cầu xin và trông cậy vào Đức Mẹ. Thật đúng như lời Thánh Bênađô làm chứng: "Xưa nay chưa hề nghe thấy có ai chạy đến kêu xin Đức Mẹ mà Mẹ từ chối chẳng nhận lời. . ." Khi bệnh nhân thức dậy vợ con khuyên bảo lo dọn mình xưng tội thì chàng chẳng những không gắt gỏng quát mắng như trước mà còn sẵn lòng vui vẻ để cho gia đình mời linh mục đến. Cha sở đã đến tận giường giúp chàng xét mình và ban ơn xá giải cho chàng. Chàng đã thành thực thống hối xin cất mọi gương mù xưa nay và xin cầu nguyện đặc biệt cho mình. mấy ngày sau đó chàng đã tắt thở trong tay Đức  Mẹ.

 

91. Chinh phục chồng

Khi cha Bề trên dòng Chúa Cứu Thế đang làm tuần đại phúc ở một giáo xứ thuộc nước Ý, có một phụ nữ đến thưa ngài: Chị ta có một người chồng bỏ xưng tội lâu năm, dù đã khuyên nhủ mấy, ông  cũng chẳng nghe, lại còn giận dữ, chửi mắng và đánh đập chị nữa.

Cha Bề trên khuyên chị lấy một mẫu ảnh Ðức Mẹ hay làm phép lạ trao cho chồng, khuyên ông mang vào cổ, và hãy tha thiết cầu xin với Ðức Mẹ. Chị đã vâng theo.

Chiều tối, về tới nhà, lấy lời dịu  ngọt khuyên chồng đi xưng tội, không được việc, chị nài xin chồng làm vui lòng mình bằng cách đeo mẫu ảnh vào cổ.

Anh chồng không muốn vợ quấy rầy mình, liền nhận ảnh và đeo vào cổ ngay. Sáng hôm sau, vừa thức dậy, chàng bảo vợ: "Hôm nay tôi sẽ đi xưng tội, chẳng cần mình phải giục nữa." Và chàng đã vào tòa giải tội.

Chàng đã bỏ xưng tội 22 năm! và tự thú: Sau khi vợ bắt đeo ảnh vào cổ, đêm đến không sao ngủ được, chỉ thổn thức sợ chết và mong mau sáng để đi xưng tội. Cha giải tội đã ban ơn xá giải cho chàng và khuyên chàng hết lòng cảm ơn Ðức Mẹ, vì lòng thương vô bờ đã đoái đến chàng. 

 

92. Hai bé tử đạo

Ở Nhật có một tướng Công Giáo tên là Thoma trung thành tận lực với nhà vua, nhưng vì vua ghết đạo nên quan tướng Thoma và em ruột quan bị bắt và xử tử vì đạo. Bà Matta mẹ quan và bà Justian vợ quan mặc dầu buồn bã nhớ thương phần xác song phần hồn lại vui mừng vì đã có người nhà tử đạo. Bà Justina sinh được hai con trai và một con gái. Sau khi hai anh em quan tướng chết vua lại truyền cho bắt bà và hai cháu trai của bà đem đi giết nếu không bỏ đạo. Bà mừng rỡ lắm liền gọi hai cháu nội lại khuyên bảo dặn dò hai cháu theo gương cha và chú đã tử vì đạo. Con cả mới lên 11 tuổi và em 9 tuổi, cả hai sẵn lòng vui vẻ đón nhận cái chết. Bà Justina mặc dầu thương con nhưng cũng lấy lời ngọt ngào khuyên con đừng chối đạo và dạy con hãy luôn kêu tên cực trọng Giêsu, Maria để các đấng ban sức mạnh cho được chịu khó vì đạo.

Ðến pháp trường người ta bao vây đông nghịt. Hai em được dẫn tới trước mặt lý hình nghiêng cổ vạch áo ra xin chém, hai tay chắp lại miệng kêu tên cực trọng Giêsu, Maria. Cậu em bị chém trước, đầu rơi xuống trước mặt anh. Ðến phiên anh cũng hăng hái như em sẵn sàng chịu chết vì đạo. Mọi người chứng kiến đều cảm động. Lý hình cũng động lòng thương giãn ra mấy phút rồi mới chém cả hai bà cháu còn lại.

 

93. Phải sạch tội

Thánh Phêrô Celestino thuật chuyện: Có một binh sĩ sốt sắng kính mến Ðức Mẹ, sau khi giáp trận về bị đói lả, bấy giớ Ðức Mẹ động lòng thương thân hiện đến đem của ăn mỹ vị cho chàng, nhưng để dậy cho chàng một bài học, Ðức Mẹ đã đặt các đồ ăn mỹ vị vào đĩa bát dơ bẩn. Anh chàng thấy thế lợm giọng mà thưa trình:

-Ðồ ăn ngon thật, nhưng đựng quá dơ làm nôn mửa không thể ăn nổi.

Bấy giờ Ðức Mẹ cảnh tỉnh chàng:

-Hỡi con! Cũng giống như các việc lành phúc đức con mang tội đã làm để dâng kính Mẹ mọi ngày, nhưng tâm hồn con đang mang tội trọng thì làm sao mẹ vui nhận được.

Chàng ta nghe vậy, thức tỉnh lương tâm, ăn ăn thống hối quyết cải thiện đời sống, rồi bỏ thế gian ăn chay hãm mình đến đủ 30 năm, sau đã chết thánh thiện, được Mẹ thân hiện ra đem về trời.

 

94. Khỏi tai nạn

Năm 1868, tại thành Berlin, thủ đô nước Phổ (Prussia) một ngày trong tháng năm, vào hòi 10 giờ sáng, có tiếng nổ phát ra từ một nhà máy làm thuốc giặt, ba người chết ngay, còn 17 người bị thương nặng. Trong số nhân công nhà máy, có một thiếu nữ 19 tuổi được khỏi tai nạn trong trường hợp hi hữu sau đây:

Cô là thiếu nữ nghèo phải đi ở mướn, chủ nhà bắt phải đi làm lao công tại nhà máy thuốc giặt này; cô rất ngoan đạo lại có lòng mến Ðức Mẹ thiết tha. Hôm đó nhằm tháng Ðức Mẹ, nghĩ rằng, tối đến chủ nhà không cho đến nhà thờ dự giờ kinh chung làm việc kính Ðức Mẹ, nên sáng hôm ấy khi đi đến nhà máy, cô đã tạt vào nhà thờ, đến qùy trước tòa Mẹ đọc một kinh Kính Mừng dâng Mẹ, than thở với Người đôi lời rồi mới đến nhà máy. Nào ngờ khi tới nơi, cô thấy la liệt là người bị thương và chết, thì ra chính lúc cô tạt vào nhà thờ viếng Ðức Mẹ là lúc nhà máy bị phát nổ. Cô tin chắc rằng Ðức Mẹ đã thương gìn giữ cô thoát nạn. Chiều hôm xẩy ra tai nạn thảm khóc, cô đã hái được chùm hoa đồng nội đến đặt trên bàn thờ Ðức Mẹ, vừa khóc vừa cảm ơn lòng thương vô biên của Mẹ đối với cô.

 

95. Chiến thắng Lêpan

Từ năm 1570, vua Hồi giáo gọi là Selim đã chiến thắng nhiều nơi cướp được nhiều thành, đã dự tính đem quân sang chiếm nước Ý  và các nước Tây phương. Bấy giờ, quan Tây phương còn chia rẽ nhau, Ðức Thánh Cha Gregorio XIII thấy nguy cơ Hồi giáo Islamisme đe dọa phương Tậy, liền đứng lên kêu gọi các nước Tây phương đoàn kết để chống địch quân. Nhưng kết quả chỉ có vua Tây Thánh. Mặc dầu quân ít, Ðức Thánh Cha cũng đặt hết niềm tin vào Ðức Mẹ, truyền cho giáo dân siêng năng lần hạt nài xin Mẹ cứu chữa, và đặt tướng Joan là người đạo đức chỉ huy mặt trận. Theo lệnh Ðức Thánh Cha, binh sĩ xưng tội rước lễ trước khi trẩy tàu sang giao chiến, bê bối về tình và về tiền đều bị loại. Ngài còn trao cho tướng quân một lá cờ lớn đã làm phép, thêu hình Thánh Giá, và ảnh Mẹ bế Chúa Con; và phái thêm hai linh mục dòng Phanxicô để khuyên bảo binh sĩ, giải tội, làm các phép bí tích lúc cần.

Tầu chiến của Công Giáo đến vụng Lê-pan nhằm ngày 7/10/1571, thì gặp tàu địch hãm giữ. Tướng Joan liền kéo cờ Thánh giá lên cao, binh sĩ Công Giáo vừa trông thấy cờ liền đồng loạt cúi đầu kính lạy, kêu tên cực trọng Chúa và Mẹ, nài xin ơn phù giúp rồi đeo tràng hạt vào cổ mà giao chiến. Bên địch có 300 tàu, quân đông nghẹt, lại được xuôi gió, nên cầm chắc chiến thắng trong tay. Bên Công Giáo quân ít, có 200 tàu lại bị ngược gió, theo sức tự nhiên thể nào cũng bị thua. Nhưng họ kêu nài Ðức Mẹ giúp, bỗng gió đổi chiều.

Hai bên giao chiến hơn một giờ thì tướng của địch bị đạn rồi bị lính Tây ban nha. Chém đầu bêu lên cao. Ðịch quân thấy mất tướng đâm nản, toan tháo lui. Nhưng thừa thắng xông lên, quân Công Giáo tiến đến đánh chết được ba vạn quân, bắt 130 chiếc tàu, đánh đắm 90 chiếc, giải phóng cho hai vạn người Công giáo bị bắt làm nô lệ. Ðể tạ ơn Mẹ đã cho chiến thắng vịnh Lê-pan, Ðức Thánh Cha Grêgôriô XIII đã truyền cho vào kinh cầu Ðức Bà câu " Ðức Bà phù hộ kẻ có đạo, cầu cho chúng tôi", và lập ra lễ Mân Côi ngày 7/10 hàng năm để ghi nhớ ơn Ðức Mẹ. Sau Ðức Thánh Cha Clemente XI truyền phải kính lễ Mẹ Mân côi khắp Giáo Hội.

 

95. Người chết hiện về

Tại thành Cologna, Đức, có một phụ nữ đã chết và hiện về cùng một chị bạn để xin chị này biên tên mình vào Hội Mân Côi ở Cologna. Chị bạn thắc mắc tại sao chết rồi còn cần gì vào Hội Mân Côi nữa, thì được trả lời mình sẽ bị giam ở luyện tội 15 năm nữa, nếu có biên tên vào Hội Mân Côi, sẽ được nhờ ơn ích và công nghiệp các hội viên lần hạt mọi ngày, và chắc chắn sẽ được mau ra khỏi luyện tội.

Người chết đã nài nỉ để được biên tên vào Hội Mân Côi ngay đừng từ chối. Chị bạn làm theo ý người chết xin. Sau 15 ngày, người chết lại hiện về nói với chị bạn: Án phạt của mình là trong luyện hình, nhưng vì công nghiệp các hội viên Hội Mân Côi siêng năng lần hạt, Chúa đã giảm bớt hình phạt chỉ còn 15 ngày mà thôi.

 

95. Dập tắt lửa

Năm 1648, ngày 25 tháng 12, Lễ Giáng Sinh, dinh thự của một số sĩ quan Pháp bị hỏa tai, lửa bén theo chiều gió thổi mạnh. Mọi  người thất vọng vì cả gia tài sắp ra tro. Nhưng với lòng tin cậy vào Lượng từ ái của Đức Mẹ. sĩ quan chủ nhà liền vội vàng cởi áo Đức Mẹ đang đeo ở cổ, ném ngay vào đám lửa. Bỗng nhiên lừa tắt dần rồi tắt hẳn. Mọi người chứng kiến đã hết lòng ca tụng tình thương của Mẹ.

Năm 1719, làng Arneville bên Pháp bị hỏa tai, gặp gió lớn, lửa bốc cao kinh khủng! Một tín hữu đạo hạnh đã đầy lòng tin tưởng vào Đức Mẹ, cởi áo Đức Bà đang đeo ném vào lửa, bỗng nhiên lửa tắt dần.

Đức Giám Mục sở tại đã ra thư chứng mình sự kiện đó và hô hào giáo hữu ca tụng lòng thương vô biên của Mẹ.

 

96. Cứ tin sẽ được

Vào cuối thế kỷ 19, nước Phổ và nước Nga giao chiến, mà vì nước Phổ nhỏ bé nên bị nước Nga lấn át và xâm chiếm, mặc dầu bại trận, quân dân Phổ thỉnh thoảng nổi dậy và chống lại đế quốc Nga. Trong số anh hùng dân tộc đó có ông Solinky, nhưng ông đã bị quân Nga tóm cổ. Bà vợ ở nhà khóc lóc thương chồng, liền dắt con trai đầu, tên là Stanilao mới lên 10 tuổi đi thăm chồng tại ngục thất,, nhưng trước khi lên đường, hai mẹ con đã vào nhà thờ quỳ trước tòa Đức Mẹ nỉ non van nài Mẹ cứu giúp gia đình mình, để gia đình mau được đoàn tụ.

Đến ngục thất, bà đút tièn cho lính canh để được vào nói chuyện với chồng. Lợi dụng dịp tốt, bà đã dổi áo cho chồng để chồng dắt con ra đi. còn mình thì ở lại thế chân chồng. Stanislao đến Paris được ba cho đi học. Cậu chuẩn bị để rước lễ lần đầu và mong mỏi má về đúng ngày hồng phúc của cậu, nên cậu đặt hết tin tưởng vào Đức Mẹ và tha thiết nài xin mỗi ngày. Phần ông Solinky thì nhận được thư của anh bạn đang nuôi vợ trong ngục cho biết: Bà phải án lưu trong rừng Sibêria đến trọn đời. Nên ông hầu tuyệt vọng nhưng chẳng dám báo tin cho con. Riêng phần Stanislao lại khác, cậu tin chắc chắn má cậu sẽ về kịp ngày cậu rước lễ lần đầu.

Trước ngày hồng phúc đó, cậu cứ mong đợi má đến. Lạ thay chập tối hôm đó, có một bà ăn mặc xộc xệch vào nhà khách xin gặp Stanislao. Người coi cổng chưa cho vì đã tối. Bà xin đứng đợi ở cửa. Sau cơm tối, Stanislao để mắt ngó sang cửa nhà khác, thì trông thấy má, liền chạy ra ôm chồm lấy. Mẹ con vui mừng khôn xiết, nước măt chan hòa. Bà kể cho con hay, đáng lẽ má bị án chung thân trên rừng Sebêria, nhưng dọc đường nhờ Đức Mẹ, đã trốn thoát được.

 

97. Khỏi cá mập

Britô, một thanh niên ngoan đạo ngoài 20 tuổi, trẩy tầu từ Pháp sang Mỹ để buôn bán. Trước khi đi cha mẹ khuyên chàng dâng mình cho Đức Mẹ, và mang áo Đức Mẹ hầu tránh mọi gian nan hiểm hóc tin tưởng vào Mẹ. Đến nơi, các bạn tàu được phép nghỉ ngơi và rủ nhau tắm biển.

Người địa phương can ngăn không nên tắm chỗ ấy vì lắm cá mập. Britô không nghe, cứ điềm nhiên bơi lội vui vẻ. Đang nô dỡn với sóng nước xa bờ mấy chục thước, bỗng có con cá mập tiến lại gần chàng. Chàng thất đảm kinh hồn, liền kêu van sự phù giúp của Mẹ Thiên Chúa, thế rồi lòng đầy tin tuỏng một tay giơ cao áo Đức Mẹ như khiên thuẫn để chống lại muông dữ, một tay mặt thì cố sức bơi. Thật là lùng! cá mập trông thấy áo Đức Mẹ thì ngưng bước tiến, lui ra xa. không dám lại gần miếng mồi ngon nữa.

Britô vào bờ bằng an, liền sấp mình tạ ơn Đức Mẹ đã cứu mình thoát chết. Từ đó, hễ xuống tàu Britô đem theo nhiều áo Đức Mẹ phát cho anh em thủy thủ và kể lại chuyện mình. 

 

98. Không ngủ nổi. . .

Linh mục Bach, Dòng Tên, đã kể lại chuyện sau dây chính ngài đã chứng kiến.

Trong một ký túc xá của một trường trung học ở Pháp. Tối đến, thầy giám thị đi soát các em coi đã về ngủ hết chưa, thì thấy một em 15 tuổi quỳ bên giường mình chưa ngủ. Thầy giám thị hỏi lý do sao chưa đi ngủ, còn quỳ đọc kinh, thì được em cho biết:

Chiều em đã đưa cỗ áo Đức Mẹ đứt cho người coi cổng khâu lại mà ông chưa trả, nên em chưa dám ngủ vì sợ chết bất ưng đêm nay, không có áo Mẹ trên ngực. Thầy giám thị khuyên em phó thác dâng mình cho Đức Mẹ rồi đi ngủ bằng an, sáng mai sẽ lấy áo Đức Mẹ. Nhưng em khóc và xin thầy giám thị liệu lấy áo Đức Mẹ về cho em kẻo em sợ không ngủ được. Thấy em có lòng mến Đức Mẹ và trông cậy vào áo Người thì chiều ý em, ra cổng lấy áo Đức Mẹ đưa lại cho em. Em nhận lấy cách vui vẻ sung sướng hôn kính quàng vào cổ, đọc một kinh dâng lại cho Mẹ rồi lên giường ngủ. Sáng mai khi hiệu chuông dậy, thầy giám thị liền đến giường cầm tay kéo thì ra em đã chết. Cả mình đã lạnh ngắt, mặt mày vui vẻ tươi tỉnh như khi còn sống, hai tay còn cầm chặt áo Đức Mẹ, chắc chắn Đức Mẹ đã thương bảo cho em cố gắng tìm áo Đức Mẹ để đeo vào cổ, vì Người chẳng muốn em chết khi không có áo của Người.

 

99. Chinh phục tội nhân

Năm 1838, sau hai năm thành lập hội Trái Tim Đức Mẹ tại Paris, nước Pháp, có một quan võ độ 50 tuổi đã được Đức Mẹ chinh phục như sau:

Ông mồ côi cha mẹ từ thửơ bé, người giám hộ thì chẳng lo dậy đỗ ông kinh hạt, giáo lý, nên ông sống như người ngoại đạo từ thuở nhỏ đến lớn. Lên 18 tuổi nhập ngũ theo chúng bạn bê tha rượu chè sắc dục, mãi đến 50 tuổi mới xin giãi ngũ. Về nhà không hề biết nhà thờ, lễ lạy, sống như vô thần, đến năm 1838, lên Paris lo công việc, vào trọ trong một nhà người bạn thân, nhà này sùng đạo, vợ chồng hòa thuận, con cái thương nhau, thật là cảnh êm ấm đầy hạnh phúc. Tìm hiểu căn do hạnh phúc nhà người bạn, mới hay do việc trung thành giữ đạo Chúa, thấy vậy ông than thân trách phận vì từ nhỏ chẳng ai dậy cho mình biết đạo để tôn thờ, dầu vậy ông cũng chẳng muốn theo đạo ấy.

Chiều Chúa nhật, chủ nhà rũ ông lên nhà thờ Đức Mẹ thắng trận tại Paris, để cùng các hội viên hội Trái Tim Mẹ làm việc kính Đức Mẹ. Ông cũng đi theo, khi  nghe cha sở giảng về sự sùng kính Đức Mẹ, về lòng nhân lành hay thương Mẹ đã làm ông cảm động, khoái chí, muốn nghe mãi. Nhất là khi nghe cha sở đọc thư khắp nơi gửi về xin cầu nguyện thì ông động lòng trắc ẩn. Chúa nhật sau dù không ai rủ đi, ông cũng đi dự giờ tôn kính Đức Mẹ tai đền thờ, và từ đó về sau ông còn đi nhiều lần nữa để nghe giảng về Đức Mẹ. Đức Mẹ rất nhân lành đã ban ơn soi sáng cho ông nhận ra chính lộ, sau một tháng đi nghe giảng, ông đã quyết tâm trở về với Chúa, đến nói bổn sở linh mục xin giúp mình nhập đạo. Cha sở đã giúp ông học giáo lý, các kinh cần và đã rửa tội cho ông đúng ngày lễ Thánh Thể năm 1839. Sau đó, ông trở về quê bán ruộng nương nhà cửa, bỏ lên Paris, thuê một căn nhà gần đền thờ Đức Mẹ thắng trận để ở và mỗi ngày trong chuỗi đời còn lại ông hằng đến nhà thờ dự lễ, nghe giảng và làm các việc kính Đức Mẹ. 

« »